Tết từ lâu đã là nét truyền thống, bản sắc văn hóa của người Việt Nam ta. Đây là dịp để cho gia đình, mọi người xum họp quây quần với nhau sau 1 năm dài làm ăn, kiếm sống. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần được mong chờ đến Tết để được mặc quần áo mới, đi chợ sắm đồ Tết và đặc biệt là sẽ nhận được tiền mừng tuổi, lì xì và những lời chúc của những người xung quanh. Đã khi nào, bạn tự hỏi bản thân mình rằng hôm nay là ngày bao nhiêu? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch hay chưa? Hãy cùng Kí tự CHẤT tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính:
Tết Dương lịch và Tết Âm lịch tại Việt Nam diễn ra khi nào ?
Đối với người Việt Nam, được đón năm mới 2 lần mỗi năm là một điều may mắn mà không phải đất nước nào cũng có. Chúng ta có ngày Tết Dương Lịch diễn ra vào mùng 1 tháng 1 đầu năm mới theo lịch Dương, và ngày Tết Âm Lịch hay còn được biết đến với tên gọi khác như: Tết Nguyên Đán, tết ta,… diễn ra vào ngày mùng 1 tháng 1 theo lịch âm.
Đêm giao thừa 29 tết lịch sẽ rơi vào ngày 28/1/2025 dương lịch (Thứ 6) và 29/01/2025 dương lịch (Chủ Nhật) sẽ là ngày mùng 1 tết Ất tỵ 2025 !
Tết Dương Lịch
Hòa chung không khí năm mới trên toàn thế giới, Việt Nam ta cũng ăn mừng Tết Dương Lịch vào ngày đầu tiên của năm mới như bao đất nước khác. Vào ngày này, tại các địa điểm lớn trên toàn quốc sẽ tổ chức bắn pháo hoa và đại tiệc countdown chào mừng năm mới.
Tết Âm Lịch (Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền,v..v)
Tết Âm Lịch (Tết Nguyên Đán) hay tên tiếng anh là Lunar New Year, 元旦, là một trong những ngày lễ cổ truyền quan trọng nhất đối với người Việt Nam. Ngày Tết Nguyên Đán được tính theo lịch âm, vào ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm. Trong những ngày này, mọi người thường diện những bộ quần áo mới, cùng nhau đi chúc Tết và cùng ăn những bữa cơm gia đình truyền thống. Ngoài ra, còn có rất nhiều những phong tục tập quán khác trong ngày Tết như: cúng ông Công ông Táo, gói bánh chưng, cúng tất niên, đón giao thừa, xông đất, mừng tuổi, v…v.
Thông thường mỗi năm, Tết Âm lịch lại rơi vào những ngày khác nhau, đôi khi sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 1 lịch Dương, đôi khi sang tận tháng 2 lịch Dương mới là Tết. Vì vậy, khi tính xem còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết Âm lịch sẽ luôn phức tạp hơn một chút so với Tết Dương lịch.
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 như thế nào ?
Tết Nguyên Đán 2025 được nghỉ mấy ngày?
Tết Nguyên Đán 2025 sẽ rơi vào ngày 26 tháng 1 năm 2025 (tức ngày 1 tháng 1 năm 2025 Âm lịch).
Theo đó, lịch nghỉ Tết 2025 âm lịch của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như sau:
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:
Được nghỉ từ 25/1/2025 – 2/2/2025 dương lịch (nhằm thứ 7, 26 tháng Chạp đến hết chủ nhật, mùng 5 tháng Giêng).
Như vậy, tổng cộng sẽ có 9 ngày nghỉ Tết (bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần nếu có).#
Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 Đối Với Người Lao Động
1. **Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ như cán bộ, công chức**:
– Người lao động sẽ được nghỉ Tết từ **25/1/2025 đến 2/2/2025** (tức từ **26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng**).
2. **Đối với các doanh nghiệp không áp dụng lịch nghỉ trên**:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động lựa chọn **một trong ba phương án nghỉ Tết Âm lịch 2025** sau đây:
– **Phương án 1**: Nghỉ **1 ngày cuối năm Giáp Thìn** và **4 ngày đầu năm Ất Tỵ** (từ **28/1/2025 đến 1/2/2025** dương lịch).
– **Phương án 2**: Nghỉ **2 ngày cuối năm Giáp Thìn** và **3 ngày đầu năm Ất Tỵ** (từ **27/1/2025 đến 31/1/2025** dương lịch).
– **Phương án 3**: Nghỉ **3 ngày cuối năm Giáp Thìn** và **2 ngày đầu năm Ất Tỵ** (từ **26/1/2025 đến 30/1/2025** dương lịch).
3. **Lịch nghỉ cụ thể cho cán bộ, công chức, viên chức**:
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được nghỉ **9 ngày liên tục**:
– **Từ 25/1/2025 đến 2/2/2025** (tức từ **thứ 7, 26 tháng Chạp đến hết Chủ nhật, mùng 5 tháng Giêng**).
### Tổng kết:
Người lao động và cán bộ, công chức sẽ có nhiều lựa chọn lịch nghỉ Tết linh hoạt, tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Tết nguyên đán 2025 là năm con gì
Năm 2025 sẽ là năm Ất Tỵ, cầm tinh con Rắn trong 12 con giáp: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Nên làm gì để chuẩn bị đón tết ta 2025 ?
Đi chợ, Sắm Tết
Tết Nguyên Đán là thời gian mà mọi nhà, mọi nơi dừng hết các hoạt động buôn bán của mình. Chính vì vậy, để có bữa tiệc năm mới đầy đủ nhất thì các gia đình đều phải mua sắm, chuẩn bị rất nhiều thứ cho ngày Tết. Vào những ngày trước tết, khắp các ngả đường, các chợ, siêu thị, hàng quán, đều vô cùng đông đúc, náo nhiệt, tấp nập người qua lại. Vì ai cũng có tâm lý là phải sắm tết và dự trữ đầy đủ đồ ăn cần thiết, đồ cần phải sử dụng trong dịp lễ lớn nhất này.
Dọn dẹp nhà cửa
Tết là khởi đầu cho một năm mới, vì vậy nhà nào cũng mong muốn đón năm mới bằng những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, cứ mỗi dịp tết đến, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa một cách tưng bừng, phấn khởi. Không chỉ vậy, Tết cũng là dịp để các gia đình đón rất nhiều các vị khách đến chơi nhà. Nên ai cũng muốn nhà ở thật sạch sẽ, tươm tất để khách đến nhà trong bầu không khí vui vẻ, hân hoan nhất.
Ý nghĩa những loại quả thường được mua để chuẩn bị cho mâm ngũ quả.
Loại Quả | Ý Nghĩa |
---|---|
Mãng Cầu | Cầu chúc mọi điều như ý |
Sung | Sung túc, đầy đủ, tiền bạc dồi dào |
Dừa | Không thiếu |
Đu Đủ | Đầy đủ, thịnh vượng |
Xoài | Tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống luôn đầy đủ và sung túc |
Thơm (Dứa) | Thơm tho, may mắn |
Phật Thủ | Có ý nghĩa bàn tay phật che chở cho con người |
Bưởi | Bưởi tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình |
Chuối | Có ý nghĩa bàn tay ngửa bảo bọc, bình an |
Quất (Tắc, Hạnh) / Cam / Quýt | Hạnh phúc, thịnh vượng và may mắn |
Hồng | Hồng hào, tươi tốt, thành đạt |
Lựu | Có thêm con cháu, trường thọ và thịnh vượng |
Thanh Long | Rồng may hội tụ |
Dưa Hấu | Tốt đẹp, viên mãn, trung trực |
Nho | Dồi dào và bội thu |
Mua và trang trí mâm ngũ quả ngày tết
Bày mâm ngũ quả là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán ở bất kỳ vùng miền nào trên Tổ quốc. Mâm ngũ quả mang đến ý nghĩa mong cầu may mắn, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến vào năm mới. Mỗi loại quả được trưng bày sẽ mang đến một ý nghĩa riêng thay cho lời cầu nguyện. Mặc dù, nói là mâm ngũ quả nhưng số lượng trưng bày trên bàn thờ tổ tiên có thể nhiều hơn số lượng năm quả.
Một số loại quả quen thuộc thường xuất hiện trong mâm ngũ quả đó là: chuối, bưởng, đu đủ, quất, xoài, táo, nho, dừa, sung,… mong cầu một năm mới sung túc, no đủ, hạnh phúc, tài lộc dồi dào. Mỗi vùng miền khác nhau lại có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau sao cho nhìn hài hòa, đẹp mắt nhất.
Xem video: Happy New Year do nhóm ABBA thể hiện
Hy vọng rằng bài viết trên của Kituchat.com đã giúp bạn tính được Còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết 2025, còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán và nắm được nghỉ Tết, cách trang trí nhà cửa chuẩn bị đón giao thừa… trong năm tới. Hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn nhé.